Lời cảnh tỉnh về áp lực của du học sinh
Trong số những lao động Việt tại Nhật Bản, có tới hơn 70% là các du học sinh, thực tập sinh,.. Họ rời bỏ quê hương, sống ở mảnh đất xa lạ để học thêm kỹ năng, kiến thức, kiếm chút tiền gửi về quê nhà. Thoạt nhìn qua, ai cũng sẽ nghĩ rằng họ sẽ thành công và hạnh phúc hơn những người không được sang Nhật. Thế nhưng những câu chuyện đầy thương tâm của họ đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người.
Em T. – một du học sinh Việt tại Nhật, đã tử vong sau một tai nạn với tàu điện khi đang học tại một trường chuyên tiếng Nhật danh giá.
Đó là trường hợp đầu tiên có một vụ tai nạn tàu điện đối với người Việt tại Nhật. Mặc dù hiện tại nguyên nhân của tai nạn này vẫn còn là một bí ẩn, nhưng nhiều người cho rằng, vì không chịu nổi áp lực học hành nên T. đã tự kết liễu đời mình. Và nếu những nghi vấn đó là đúng sự thật thì quả thực rất đáng xót xa và thương tâm.
Không ai có thể phủ nhận rằng, được đi học ở những nước tiên tiến như Nhật Bản thì cơ hội việc làm hay mức sống cũng đều cao hơn. Thế nhưng những cơ hội ấy có đáng hay không khi những du học sinh phải gánh cả một áp lực học hành lẫn tài chính lên vai đến nỗi sức tàn lực kiệt.
Những em ấy dù còn trẻ đã phải tự bươn chải để kiếm tiền, không nơi nương tựa, phải đấu tranh để sinh tồn ở một môi trường khắt khe, thậm chí nghỉ ngơi còn không đủ.
Gánh nặng vật chất là một chuyện, thiếu thốn tình cảm, sống trong sự cô đơn còn đáng sợ hơn. Những hiện tượng tiêu cực cũng bắt nguồn từ đây. Đau lòng hơn là những cách tự giải thoát đầy thương tâm như em T.
Tai nạn lao động của người Việt tại Nhật
Tai nạn lao động là nỗi ám ảnh của hàng trăm lao động Việt Nam khi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Nhắc đến những tai nạn thương tâm trên dải đất Phù Tang thì lại càng nhức nhối và đau lòng hơn. Năm 2018, Bộ Tư pháp Nhật cho biết có tới 28 lao động Việt Nam qua đời trên đất Nhật vì tai nạn lao động.
Là một thực tập sinh ngành xây dựng. Công việc chính của anh là tháo lắp các giàn giáo ở công trường. Anh qua đời do ngã từ độ cao hơn 10 mét khi đang làm việc.
Được biết gia cảnh của C. rất khó khăn. Anh đã phải vay mượn 9000 USD để được sang Nhật, với mục đích kiếm việc làm, gửi tiền về nhà cho cha mẹ dưỡng bệnh, em út được đi học. Thế nhưng tai nạn lao động đã cướp đi cuộc đời và tuổi xuân của anh, bỏ lại đằng sau là gánh nặng và nỗi đau của cả một gia đình khi không còn ai nương tựa.
Một chuyên gia của chương trình Thực tập sinh kỹ năng đã cho biết nguyên nhân của những tai nạn này đa phần là do thiếu các biện pháp chuẩn bị an toàn. Có một sự thật là không ít lao động Việt Nam đã lựa chọn những công việc tay chân, mang tính rủi ro, nguy hiểm.
Lý do là vì những lao động này ít có bằng cấp cao, hoặc do rào cản ngôn ngữ khiến họ phải chấp nhận làm những công việc đầy rủi ro đó.
Nhiều người Việt, kể cả là những du học sinh, thực tập sinh, vì phải trang trải cho cuộc sống, trả học phí, gửi tiền về cho gia đình,… nên đã làm thêm giờ. Điều này khiến cho họ làm quá giới hạn, tất bật cả ngày, không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi khiến sức khỏe suy giảm, stress, đầu óc không tập trung. Hệ lụy chính là những tai nạn trong quá trình lao động, thậm chí có những người không còn được nhìn thấy mặt trời trên đất mẹ.
Những người cầu nguyện cho các linh hồn
Nhiều du học sinh, lao động Việt Nam đã phải bỏ mạng tại Nhật khi chưa đầy 30 tuổi. Họ đã vắt cạn kiệt sức lao động của mình để lao động, để kiếm tiền nhưng rồi không thể chạm tới ước mơ.
Đám tang của họ đã được chủ trì bởi những nhà sư người Việt và đặt bài vị tại các chùa ở Nhật. Đây có thể nói là hành động an ủi linh hồn họ, bày tỏ lòng xót xa, cảm thông cho những kiếp người bất hạnh.
Nếu bạn đã và đang học tập, lao động tại Nhật, đừng nản chí và suy nghĩ tiêu cực. Tự kết liễu không phải là cách duy nhất để giải thoát, hãy nghĩ đến gia đình, người thân và tiếp tục cố gắng nhé. Còn rất nhiều người tin tưởng và yêu thương bạn. Chỉ cần luôn lạc quan và nỗ lực vì tương lai, tương lai sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn.
Cuộc sống của lao động Việt Nam tại Nhật hoàn toàn không phải màu hồng như những viễn cảnh mà các nhà môi giới vẽ ra cho các bạn.
Để tránh được những viễn cảnh đau thương này còn tiếp tục xảy ra, trước khi sang Nhật mong các bạn hãy suy xét kỹ. Đừng đi lao động chui, đừng bỏ trốn ra ngoài làm việc trái pháp luật, cũng đừng quá tin tưởng những bên môi giới, hãy tìm hiểu kỹ những đơn vị uy tín để tránh bị lừa làm những công việc rủi ro, nguy hiểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với PTM Toàn Cầu để được tư vấn thêm.