Lao động Việt Nam tại Nhật Bản lao đao vì COVID 19

Nhật Bản, thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Nhật Bản nằm trong top 3 thị trường xuất khẩu lao động lớn của việt Nam trong 5 năm gần đây.

Số lượng lao động Việt Nam đến Nhật Bản đang tăng theo từng năm. Đặc biệt, từ năm 2018, Nhật Bản đã vượt qua Đài Loan, trở thành nước có số lượng người lao động Việt Nam đông nhất.

 

 

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản, năm 2019 đã ghi nhận hơn 82.700 lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc. Cũng trong năm 2019, Việt Nam là nước đứng thứ 2 về số lượng lao động tại Nhật Bản với 401.000 người, chỉ sau Trung Quốc với 418.000 người.

Lao động Việt Nam tại Nhật Bản lao đao vì dịch

Theo kết quả thống kê ngày 1/1/2021, nước Nhật ghi nhận hơn 239,000 ca nhiễm và gần 3410 ca tử vong do dịch Covid 19 gây ra. Mặc dù đã trải qua đỉnh dịch nhưng tình hình vẫn đang rất phức tạp đã khiến Nhật Bản phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, mở rộng phạm vi áp dụng so với công bố trước đó.

 

 

Ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Việt Nam bị đối tác hủy đơn hàng vì không sang tổ chức thi tuyển được. Toàn ngành xuất khẩu lao động Nhật Bản bị đình trệ kéo dài từ tháng 3 đến thời điểm hiện tại.

Cũng chịu ảnh hưởng từ tác động của dịch Covid 19, nhiều lao động Việt Nam tại Nhật Bản đang rơi vào tình trạng bị giảm lương, giảm giờ làm, thậm chí là mất việc. Ngoài ra, do lo ngại dịch bệnh bùng phát, nhiều lao động có ý muốn về nước tránh dịch.

Chị Phạm Thị Tuyết Trinh, nhân viên công ty sản xuất linh kiện ô tô ở Kamo (Gifu) cho biết do một số linh kiện hết hàng nên công nhân phải chia ca làm và luân phiên nghỉ. Mỗi ngày nghỉ sẽ được hưởng 70% lương. Ngoài ra, tuy sống ở vùng núi, không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh nhưng chị vẫn hạn chế ra ngoài, nghiêm túc chấp hành việc đeo khẩu trang.

 

 

Giống trường hợp chị Trinh, anh Đỗ Văn Giang, nhân viên công ty Kyowa ACI (tỉnh Yamanashi) cũng phải lo lắng khi dịch bệnh lây lan nhanh chóng tại Nhật Bản. Đặc biệt, các công việc đòi hỏi sự tập trung như sản xuất thường có nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu công ty có 1 người mắc.

Chia sẻ về tình hình chống dịch tại Nhật Bản, anh Giang cho biết: “Chính phủ Nhật có phát cho mỗi người dân 2 chiếc khẩu trang tái sử dụng để phòng dịch. Ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh, mỗi lao động Việt Nam tại Nhật Bản và lao động Nhật đều chấp hành nghiêm túc việc đeo khẩu trang khi làm việc. ”

Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh, chủ một nhà hàng món ăn Việt tại thành phố Mito (tỉnh Ibaraki) cho biết mỗi ngày Ibaraki ghi nhận thêm từ 5 – 10 ca nhiễm mới. Vì vậy, trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng, cửa hàng quyết định đóng cửa để nhằm hạn chế sự lây lan.

Theo nhận định của chuyên gia, dịch bệnh kéo dài sẽ khiến việc sản xuất bị đình trệ, nhu cầu tiếp nhận lao động của doanh nghiệp giảm. Vì vậy, nhiều lao động sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm giờ làm, thất nghiệp dù nghiệp đoàn vẫn luôn nỗ lực giúp lao động tìm việc.

 

 

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), không chỉ riêng nước Nhật phải đối mặt với ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh. Lệnh phong tỏa được áp dụng đã làm ảnh hưởng tới 2.7 tỷ lao động, tương đương khoảng 81% lực lượng lao động. Trong quý 2 năm 2020, số giờ làm việc cũng được dự báo sẽ giảm khoảng 6.7%.

Thế giới đang phải chứng kiến những tác động to lớn của dịch Covid 19 đối với nền kinh tế toàn cầu. Việc đóng cửa nền kinh tế có thể khiến gia tăng nguy cơ thất nghiệp, giảm giờ làm của người lao động ở các ngành nghề khác nhau như sản xuất, dịch vụ, vận tải,…

Mong rằng bài viết với những chia sẻ trên sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về tình hình lao động Việt Nam tại Nhật trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu muốn xuất khẩu lao động sang Nhật, liên hệ với chúng tôi để nhận được hướng dẫn chi tiết.

  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top