Học điều dưỡng ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Ngành Điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng trong tiếng anh là Nursing (Y tá) – là tên của một nghiệp vụ trong hệ thống ngành y tế. Vai trò của nhân lực trong ngành điều dưỡng gồm có:

  • Kiểm tra và chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân từ khi điều trị đến lúc phục hồi
  • Xoa dịu nỗi đau, truyền đạt thông tin giữa bác sĩ và bệnh nhân

 

Nhân lực trong ngành điều dưỡng được gọi chung là điều dưỡng viên, tùy theo vị trí công việc mà còn có những tên khác như điều dưỡng khoa nặng, điều dưỡng hộ sinh,….

Học điều dưỡng ra làm gì?

Ngành điều dưỡng phù hợp với ai? Học điều dưỡng ra làm gì? Mức lương của người điều dưỡng bao nhiêu? Cùng giải đáp các vấn đề này ngay sau đây.

1. Kỹ năng cần có khi làm điều dưỡng

Dưới đây là một số những yếu tố mà bất cứ sinh viên nào theo học ngành điều dưỡng cũng nên có:

  • Chăm chỉ và cẩn thận: phần lớn công việc của điều dưỡng viên là chăm sóc trực tiếp sức khỏe cho người bệnh. Các kỹ năng chuyên môn yêu cầu phải có tính cẩn thận để không xảy ra các sai lầm.
  • Nhanh nhẹn và hoạt bát: Nhanh nhẹn và hoạt bát giúp điều dưỡng viên chủ động và kiểm soát được các tình huống bất ngờ xảy ra nhưng vẫn đảm bảo không vượt quá phạm vi cho phép.
  • Chịu áp lực và kiên trì là một yếu tố giúp người học theo đuổi công việc điều dưỡng lâu dài

 

Với công việc phần lớn là chăm sóc người bệnh nên người học cần biết cách khi giao tiếp với bệnh nhân. Việc giao tiếp tốt giúp điều dưỡng viên gần gũi, hiểu rõ người bệnh và tạo cảm giác thân thuộc với người bệnh.

2. Học điều dưỡng ra làm gì?

Sinh viên ngành điều dưỡng sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các bệnh viện, cơ sở khám bệnh, các trung tâm y tế trên toàn quốc. Ngoài ra có thể lựa chọn công việc giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học.

Các công việc cụ thể của điều dưỡng viên gồm có:

  • Thực hiện các chỉ định của bác sĩ, phối hợp hiệu quả với bác sĩ để chăm sóc và theo dõi bệnh tình của người bệnh.
  • Chăm sóc, vệ sinh cá nhân và trấn an người bệnh thường xuyên khi có kết quả chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị.
  • Ghi chép các biểu hiện của người bệnh và báo cáo cụ thể cho bác sĩ.
  • Thực hiện kỹ thuật được yêu cầu như: tiêm chích, truyền dịch, về sinh dụng cụ y tế, thay băng,…
  • Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng đối với bệnh nhân.
  • Tư vấn về sức khỏe tại các cơ sở y tế cho cộng đồng và người bệnh.
  • Nắm rõ thuốc uống và liều lượng uống của bệnh nhân.
  • Bảo quản và vệ sinh các dụng cụ y tế và buồng bệnh khi được phân công.

 

Ngoài ra, còn một số công việc mà điều dưỡng viên cần làm khi được sự phân công. Điều dưỡng viên sẽ làm việc dưới sự phân công của Điều dưỡng trưởng và Y tá trưởng.

 

 

Sinh viên tốt nghiệp điều dưỡng có thể lựa chọn sang nước ngoài như: Nhật Bản, Đức,… tu nghiệp và làm việc. Trong đó, có nhiều bạn đã lựa chọn đi xuất khẩu Nhật Bản làm hộ lý hoặc điều dưỡng tại các bệnh viện hoặc viện dưỡng lão.

Điều dưỡng lương bao nhiêu?

1. Làm việc ở Việt Nam

Hiện nay, mức lương cơ bản của cử nhân ngành điều dưỡng sau khi tốt nghiệp dao động từ 3-5 triệu/tháng.

Đối với các điều dưỡng đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thì mức lương dao động từ 7 triệu/tháng đến 15 triệu/tháng.

2. Đi nước ngoài làm việc

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng điều dưỡng viên chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện và viện dưỡng lão ở Nhật Bản ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, nhiều cử nhân ngành điều dưỡng đã lựa chọn làm việc tại đất nước Nhật Bản.

Mức lương điều dưỡng tại Nhật dao động từ 190.000 yên đến 230.000 yên/tháng (tương đương 38 đến 47 triệu VNĐ / tháng)

 

 

Đối với các điều dưỡng có chứng chỉ nghề nghiệp do chính phủ Nhật Bản cấp phép thì mức lương từ 240.000 yên/ tháng trở lên, khoảng 51 triệu đồng /tháng. Đối với các điều dưỡng viên đạt thành tích tốt trong công việc sẽ được hưởng thêm các khoản phụ cấp do chính phủ Nhật đề ra.

Chính vì mức lương cao như vậy nên số lượng điều dưỡng đi Nhật làm việc hàng năm luôn rất đông, đồng thời chi phí cho đơn hàng điều dưỡng Nhật Bản trọn gói chỉ 85 triệu đồng. Có thể nói rằng đây là cơ hội rất tốt dành cho sinh viên Việt Nam muốn đầu tư vào tương lai.

  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top